Đã không ít người bạn của tôi, thậm chí những người hơn tuổi tôi cùng nói với tôi một ước nguyện rất giống nhau của họ đó là: "Giá như họ không cần phải trưởng thành, cứ mãi sống cuộc sống của một đứa trẻ, vô lo vô nghĩ"
Mỗi lúc nghe vậy tôi chỉ mỉm cười và nói "vậy à". Suy nghĩ của tôi khác họ nhưng tôi hiểu họ, họ đều là những người trẻ giống như tôi, bắt đầu bước vào ngưỡng cửa mới của cuộc sống, bắt đầu tìm kiếm hoặc có một công việc, và bắt đầu chịu trách nhiệm với bản thân, tôi mới chỉ nói trách nhiệm với bản thân thôi chứ chưa nói gì đến trách nhiệm với gia đình. Họ còn trẻ, như tôi, chưa vượt qua ngưỡng tuổi 25 của cuộc đời.
Tôi muốn hỏi bạn khi bạn là một đứa trẻ, đã có bao nhiêu lý do để bạn ước muốn nhanh chóng trở thành người "nhớn"? Nếu như bạn và một đứa trẻ cùng lấy ra một tờ giấy, bạn viết về những lý do tại sao muốn làm trẻ con còn đứa trẻ thì viết về những lý do tại sao nó muốn làm người lớn, tôi cá với bạn rằng, danh sách lý do của đứa trẻ sẽ dài hơn bạn rất nhiều đấy.
Theo cá nhân tôi, cách cư xử của người ta có thể xếp theo thành ba loại: trẻ con, ẩm ương và trưởng thành.
Loại trẻ con khi hành động mang nhiều tính bản năng, bột phát. Nếu một ngày nào đó bạn ước trở lại là một đứa trẻ mà không nhận ra mình vẫn chưa chấm dứt được những hành vi ngây thơ của mình. Lối hành xử kiểu này khiến cho bạn luôn cảm thấy cuộc sống có nhiều áp lực, cảm thấy có nhiều khó khăn và không hiểu rõ hoàn cảnh của mình và những biến đổi xung quanh mình. Lối hành xử này thể hiện bạn có một vốn kỹ năng sống còn ít, va chạm chưa nhiều, đặc biệt là ít khi thích đọc. Tôi có một lời khuyên nhưng không phải ai cũng cho là đúng và thích làm theo đó là hãy đọc, nếu chưa có điều kiện để tích lũy kiến thức thực tế cho bản thân thì hãy chịu đọc để tích lũy kiến thức và có được cách kiềm chế bản thân. Làm trẻ con cũng chẳng vui chút nào đâu nhé, đừng để người ta coi mình là con nít trong bộ dạng của một người đã hết tuổi dậy thì. :). Thiếu những kỹ năng để ứng phó với những biến đổi của cuộc đời, dàm đương đầu với thử thách đối khi một đứa trẻ không biết sợ còn có thể làm tốt hơn bạn đây nhé.
Loại ương ương là kiểu hành xử thiên về cá nhân và bảo thủ, mặc dù cũng có những hiểu biết về những vấn đề nhưng còn chưa sâu sắc, đặc biệt thích đặt cái tôi lên trước. Kiểu hành xử này thì cũng gây ra bất mãn cho chính họ, cảm thấy mọi thứ vẫn chưa được công bằng là tâm lý chung của nhóm này, công bằng cho chính họ thì không thể gọi là công bằng, nó còn phải đặt vào vai của người khác. Lối hành xử này phổ biến ở những người chưa hiểu rõ được bản thân muốn gì và cần gì, chưa xác định rõ được các mối quan hệ xung quanh và khả năng nhận biết vấn đề còn chưa rõ ràng, lối hành xử này cũng đưa đẩy bạn đến những vấn đề không giải quyết được, mất đi những mối quan hệ và cơ hội một cách đáng tiếc. Nguyên nhân của kiểu hành xử này có thể bắt nguồn từ sự tự cao của bản thân, khó tiếp nhận phản hồi từ người khác và nhìn nhận bản thân. Tuy nhiên, khác với một đứa trẻ, tôi tin khi ẩm ương bạn cũng đã có những lý lẽ riêng của mình, nhưng đôi khi đó không phải là một lý lẽ đúng.
Loiaj tính cách kiểu trưởng thành là lối hành xử theo các giá trị chung của xã hội, dựa trên quan điểm dựa trên vị trí của người khác mà đối đãi nhưng vẫn mang đậm màu sắc cá nhận về tính phán đoán sâu sắc vấn đề. Để có kiểu tính cách này, bạn là người thích lắng nghe nhiều hơn nói, biết tha thứ, biết lùi, biết tiến đúng thời điểm. Cách cư xử trưởng thành là cho mọi người đều thấy khó mà bắt bẻ được, dù họ có hài lòng hay không. Tính cách trưởng thành còn thể hiện ở mức độ kiềm chế và khả năng giải quyết vấn đề một cách thẳng thắn. Cho đến khi dám nhìn thẳng vào vấn đề, giải quyết dựa trên trách nhiệm của bản thân thì bạn mới thật sự trưởng thành về mặt tình cách.
Khi tôi nói chuyện với người khác, điều tôi cảm nhận rõ ràng nhất về một người là khi họ thích nói về bản thân mình hơn hay họ đang lắng nghe người khác. Phần nhiều con người ta thích nói về bản thân mình, mấy ai chịu kiên nhẫn lắng nghe, đặt câu hỏi để hiểu người khác. Vì bản tính của con người là nghĩ đến mình trước tiên. Bản thân tôi rất quý và có cảm cảm tình với những người hiểu cho người khác. Tôi thấy họ là bộ phận thành công trong cuộc sống, họ có cách cư xử trưởng thành nên được người khác tôn trọng, nhanh chóng tiến thân và có vị trí trong tổ chức. Tôi chỉ cho rằng là một đứa trẻ rất dễ nhưng để trưởng thành thật không đơn giản chút nào, đừng mang hình hài của người lớn mà có cách xử sự như trẻ con nhé. Ăn bao nhiêu vồ gạo thì không chắc nhưng chắc chắn phải ngẫm nghĩ và trải nghiệm nhiều mới có thể trưởng thành về mặt tính cách được.
Khi bạn nói bạn muốn sông như một đứa trẻ thể hiện bạn đang muốn tránh lé thực tại và không thấy rõ được các ưu nhược của giai đoạn cuộc sống hiện tại của mình. Tuổi trẻ không có lần hai, của vất ngã, cứ sai để rồi trưởng thành và rối trở nên trưởng thành và chín chắn. Mỗi giai đoạn tuổi tác đều có những ý nghĩa riêng cho cuộc đời. Đừng mong muốn trở thành một điều gì khác, một ai khác khi tại thời điểm đó, bạn đang là chính mình xây dựng cái tôi cá nhân rõ ràng, mãnh liệt nhất.
Theo cá nhân tôi, cách cư xử của người ta có thể xếp theo thành ba loại: trẻ con, ẩm ương và trưởng thành.
Loại trẻ con khi hành động mang nhiều tính bản năng, bột phát. Nếu một ngày nào đó bạn ước trở lại là một đứa trẻ mà không nhận ra mình vẫn chưa chấm dứt được những hành vi ngây thơ của mình. Lối hành xử kiểu này khiến cho bạn luôn cảm thấy cuộc sống có nhiều áp lực, cảm thấy có nhiều khó khăn và không hiểu rõ hoàn cảnh của mình và những biến đổi xung quanh mình. Lối hành xử này thể hiện bạn có một vốn kỹ năng sống còn ít, va chạm chưa nhiều, đặc biệt là ít khi thích đọc. Tôi có một lời khuyên nhưng không phải ai cũng cho là đúng và thích làm theo đó là hãy đọc, nếu chưa có điều kiện để tích lũy kiến thức thực tế cho bản thân thì hãy chịu đọc để tích lũy kiến thức và có được cách kiềm chế bản thân. Làm trẻ con cũng chẳng vui chút nào đâu nhé, đừng để người ta coi mình là con nít trong bộ dạng của một người đã hết tuổi dậy thì. :). Thiếu những kỹ năng để ứng phó với những biến đổi của cuộc đời, dàm đương đầu với thử thách đối khi một đứa trẻ không biết sợ còn có thể làm tốt hơn bạn đây nhé.
Loại ương ương là kiểu hành xử thiên về cá nhân và bảo thủ, mặc dù cũng có những hiểu biết về những vấn đề nhưng còn chưa sâu sắc, đặc biệt thích đặt cái tôi lên trước. Kiểu hành xử này thì cũng gây ra bất mãn cho chính họ, cảm thấy mọi thứ vẫn chưa được công bằng là tâm lý chung của nhóm này, công bằng cho chính họ thì không thể gọi là công bằng, nó còn phải đặt vào vai của người khác. Lối hành xử này phổ biến ở những người chưa hiểu rõ được bản thân muốn gì và cần gì, chưa xác định rõ được các mối quan hệ xung quanh và khả năng nhận biết vấn đề còn chưa rõ ràng, lối hành xử này cũng đưa đẩy bạn đến những vấn đề không giải quyết được, mất đi những mối quan hệ và cơ hội một cách đáng tiếc. Nguyên nhân của kiểu hành xử này có thể bắt nguồn từ sự tự cao của bản thân, khó tiếp nhận phản hồi từ người khác và nhìn nhận bản thân. Tuy nhiên, khác với một đứa trẻ, tôi tin khi ẩm ương bạn cũng đã có những lý lẽ riêng của mình, nhưng đôi khi đó không phải là một lý lẽ đúng.
Loiaj tính cách kiểu trưởng thành là lối hành xử theo các giá trị chung của xã hội, dựa trên quan điểm dựa trên vị trí của người khác mà đối đãi nhưng vẫn mang đậm màu sắc cá nhận về tính phán đoán sâu sắc vấn đề. Để có kiểu tính cách này, bạn là người thích lắng nghe nhiều hơn nói, biết tha thứ, biết lùi, biết tiến đúng thời điểm. Cách cư xử trưởng thành là cho mọi người đều thấy khó mà bắt bẻ được, dù họ có hài lòng hay không. Tính cách trưởng thành còn thể hiện ở mức độ kiềm chế và khả năng giải quyết vấn đề một cách thẳng thắn. Cho đến khi dám nhìn thẳng vào vấn đề, giải quyết dựa trên trách nhiệm của bản thân thì bạn mới thật sự trưởng thành về mặt tình cách.
Khi tôi nói chuyện với người khác, điều tôi cảm nhận rõ ràng nhất về một người là khi họ thích nói về bản thân mình hơn hay họ đang lắng nghe người khác. Phần nhiều con người ta thích nói về bản thân mình, mấy ai chịu kiên nhẫn lắng nghe, đặt câu hỏi để hiểu người khác. Vì bản tính của con người là nghĩ đến mình trước tiên. Bản thân tôi rất quý và có cảm cảm tình với những người hiểu cho người khác. Tôi thấy họ là bộ phận thành công trong cuộc sống, họ có cách cư xử trưởng thành nên được người khác tôn trọng, nhanh chóng tiến thân và có vị trí trong tổ chức. Tôi chỉ cho rằng là một đứa trẻ rất dễ nhưng để trưởng thành thật không đơn giản chút nào, đừng mang hình hài của người lớn mà có cách xử sự như trẻ con nhé. Ăn bao nhiêu vồ gạo thì không chắc nhưng chắc chắn phải ngẫm nghĩ và trải nghiệm nhiều mới có thể trưởng thành về mặt tính cách được.
Khi bạn nói bạn muốn sông như một đứa trẻ thể hiện bạn đang muốn tránh lé thực tại và không thấy rõ được các ưu nhược của giai đoạn cuộc sống hiện tại của mình. Tuổi trẻ không có lần hai, của vất ngã, cứ sai để rồi trưởng thành và rối trở nên trưởng thành và chín chắn. Mỗi giai đoạn tuổi tác đều có những ý nghĩa riêng cho cuộc đời. Đừng mong muốn trở thành một điều gì khác, một ai khác khi tại thời điểm đó, bạn đang là chính mình xây dựng cái tôi cá nhân rõ ràng, mãnh liệt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét