ABOUT AUTHOR

Mình làm ở công ty Nhật và bác sếp người Nhật của mình sắp tới cần gia hạn thẻ tạm trú cho cả gia đình. Thường thì người Nhật khi sang Việt Nam làm việc thì vợ và con sẽ được cấp thẻ tạm trú theo chồng. Để gia hạn thẻ tạm trú, visa theo giấy phép lao động của chồng.

Trong trường hợp này, thẻ tạm trú được xem là visa-là giấy phép mà một nước cấp cho người nước ngoài được phép tạm trú hoặc lưu trú tại nước họ.

Nhưng trước khi để có visa hay hộ chiếu thì bạn sẽ cần phải có passport hay còn gọi là hộ chiếu.
Vậy hộ chiếu là gì? Hộ chiếu là một loại giấy tờ được chính phủ của một quốc gia cấp cho người dân của quốc gia đó. Hộ chiếu thì thường chứa tên của chủ sở hữu , địa điểm và ngày tháng năm sinh , ảnh, chữ ký , quốc tịch, ngày cấp, ngày hết hạn… và các thông tin nhận dạng.
Để làm hộ chiếu cần đến đai sứ quá nước của chính nước mình tại nước lưu trú để xin cấp. 
Hồ sơ cấp đổi theo mình tìm hiểu: 
Cụ thể, thành phần hồ sơ bao gồm:
- Đơn theo mẫu của ĐSQ -> đăng nhập vào link trong mail đính kèm để download
- Ảnh 4.5cm×3.5cm
- Hộ chiếu hiện tại

Trong trường hợp gia hạn thẻ tạm trú cho vợ con người nước ngoài thì thẻ tạm trú này được coi chính là visa. 
Thẻ tạm trú (Residence Card ) có giá trị sử dụng giống như visa nhưng thời hạn lâu hơn và chỉ cấp cho người nước ngoài đã có Giấy phép lao động thôi.

Trong trường hợp giấy phép lao động của ông chồng vẫn còn thời hạn thì thẻ tạm trú này vẫn còn tiếp tục được gia hạn theo giấy phép lao động. Hồ sơ để gia hạn Residence Card cần cung cấp:

-          Tờ khai đề nghị cấp thị thực, gia hạn tạm trú (Mẫu NA5 Thông tư đính kèm)
-          Hộ chiếu (bản gốc)
-          Giấy phép lao động (bản gốc và bản copy)
-          Giấy xác nhận tạm trú (bản gốc)
-          Giấy chứng nhận đầu tư (bản copy công chứng)
-          Giấy đăng ký mẫu dấu (bản copy công chứng)
-          Văn bản giới thiệu chữ ký và con dấu của người có thẩm quyền của tổ chức (form đính kèm)
-          Thư giới thiệu cho người đi nộp hồ sơ (form đính kèm)

Trường hợp miễn thủ tục xin cấp giấy phép lao động

Theo công văn Số: 41/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày ngày 05 tháng 11 năm 2014
Thông tư này quy định về căn cứ, thủ tục xác định người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi mười một ngành dịch vụ trong Biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (sau đây gọi tắt là WTO) không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động nước ngoài trong vòng 07 ngày làm việc phải gởi báo cáo trình cơ quan chủ quản xin xác nhận người nước ngoài không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động.
Ngoài các trường hợp không thuộc diện xin cấp giấy phép lao động thì người nước ngoài làm việc ở Việt Nam từ 03 tháng trở lên phải xin cấp giấy phép lao động.

Thủ tục cấp mới giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động MỚI NHẤT

QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC CỤ THỂ NHƯ SAU :
Theo như quy định từ trước doanh nghiệp muốn tuyển dụng người nước ngoài phải đăng 2 tờ báo danh tiếng 1 của địa phương và 1 của Trung Ương trước 30 ngày.
Hiện nay theo thông tư 03/2014 thì doanh nghiệp chỉ cần làm tờ trình ( Mẫu số 1 ) Trình Ủy ban nhân dân cấp thành Phố ( hoặc Tỉnh về việc chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài trước 15 ngày khi nộp hồ sơ chính thức.
Thời hạn xin cấp giấy phép lao đông cho người nước ngoài có thời hạn tối đa là 2 năm
KHI CÓ CÔNG VĂN CHẤP THUẬN CỦA ỦY BAN, TRÌNH TỰ THỦ TỤC HỒ SƠ NHƯ SAU :
I/ TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI XIN CẤP MỚI LẦN ĐẦU TẠI VIỆT NAM
1. Hộ chiếu photo ( Nguyên quyển )
2. Hình 4 x 6cm ( Phông nền trắng không mang mắt kính )
3. Giấy khám sức khoẻ : ( HCM )Tại 1 trong các Bệnh Viện: Chợ Rẫy, Thống Nhất, Pháp Việt, 115, Vạn Hạnh, , Columbia
4. Giấp xác nhận kinh nghiệm ít nhất 1 năm ở nước ngoài tại vị trí tương đương ( hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp)
5. Lý lịch tư pháp nước ngoài ( hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp)
6/ Bằng cấp liên quan ( hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp)
7. Lý lịch tư pháp Việt Nam
8. Giấy phép kinh doanh photo.
9. Mẫu 6
II/ TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI ĐÃ CÓ GPLĐ VÀ TIÊP TỤC LẢM VIỆC (CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG) TẠI CÔNG TY
Hồ sơ xin cấp lại GPLĐ phải được chuẩn bị trước 1 tháng khi giấy phép hết hạn – Thủ tục gia hạn giấy phép lao động theo cách nói thông thường
1. Hình 4 x 6cm ( Phông nền trắng không mang mắt kính )
2. Giấy khám sức khoẻ : ( HCM )Tại 1 trong các Bệnh Viện: Chợ Rẩy, Thống Nhất, Pháp Việt, Vạn Hạnh, 115, Columbia
3. Giấy phép lao động cũ ( bản gốc ).
4. Mẫu 8
III/ TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI ĐÃ CÓ GPLĐ NHƯNG HẾT HẠN VÀ TIÊP TỤC LÀM VIỆC (CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG) TẠI CÔNG TY
Trường hợp giấy phép lao động đã hết hạn thì bắt buộc phải xin cấp mới giấy phép lao động -thủ tục cấp mới giấy phép lao động
1. Hộ chiếu photo ( Nguyên quyển )
2. Hình 4 x 6cm ( Phông nền trắng không mang mắt kính )
3. Giấy khám sức khoẻ : ( HCM )Tại 1 trong các Bệnh Viện: Chợ Rẩy, Thống Nhất, 115, Pháp Việt, Vạn Hạnh, Columbia
4. Giấp phép lao động cũ
5. Lý lịch tư pháp nước ngoài ( hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp)
6/ Bằng cấp liên quan
7. Lý lịch tư pháp Việt Nam
8. Giấy phép kinh doanh photo.
9. Mẫu 6
IV/ TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI ĐÃ CÓ GPLĐ NHƯNG CHUYỂN SANG CÔNG TY MỚI
1. Hộ chiếu photo ( Nguyên quyển )
2. Hình 4 x 6cm ( Phông nền trắng không mang mắt kính )
3. Giấy khám sức khoẻ : ( HCM )Tại 1 trong các Bệnh Viện: Chợ Rẩy, Thống Nhất, 115, Pháp Việt, Vạn Hạnh, Columbia
4. Giấp phép lao động cũ
5. Lý lịch tư pháp nước ngoài ( hồ sơ phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng việt có công chứng tư pháp)
6/ Bằng cấp liên quan
7. Lý lịch tư pháp Việt Nam
8. Giấy phép kinh doanh photo.
 Để xin cấp giấy phép lao động và gia hạn đến cơ quan Sở Lao động Thương Binh Xã Hội địa phương đăng kí kinh doanh! 

Trên đây là những thông tin mà mình đã tìm kiếm để phục vụ cho quá trình gia hạn thủ tục làm việc cho gia đình bác Nhật bên mình. 

HƯỚNG DẪN GIA HẠN VISA, THẺ TẠM TRÚ, PASSPORT CHO NGƯỜI NHẬT Ở VIỆT NAM