ABOUT AUTHOR

CÁCH DẠY VỢ-DẠY CON KHÔN KHÉO.


Những cô gái mới về nhà chồng thì có biết bao nhiêu điều chưa biết, bao nhiêu chuyện chưa từng quen thành ra cũng có nhiều chuyện để mà bàn, bao nhiêu chuyện để mà nói. Lúc chưa lấy chồng vô lo vô nghĩ, thích gì làm đấy, ăn nói thì tự nhiên thành ra có không ít chuyện dở khóc dở cười.
Mẹ em vẫn bảo con gái khi chưa lấy chồng thì vẫn mãi là trẻ con, lấy chồng vào thì mới thành người lớn được. Em thì chả cho vào tai, dửng dưng cho đến khi mấy cô bạn đi lấy chồng, nghe chúng nó chia sẻ bao chuyện gia đình thì em thấy thật là phải thành người lớn thật, khác hẳn ngay đi được.
Thời gian đầu lấy nhau, đứa thì lục đục chuyện gia đình ngay được, đứa thì dần dần quen và êm thấm. Kinh nghiệm đúc rút lại ở đây là anh chồng biết dạy vợ, biết bảo ban vợ. Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở mới về nó quan trọng lắm, đầu không xuôi đuôi không lọt được. Hôm nay viết bài này vì muốn chia sẻ với các anh chồng chuyện dạy vợ em thấy hay nên em cũng không dài dòng nhiều. Chiêu này em thấy hay lắm nha.
Đã khi nào các anh chồng góp ý cho vợ cách giao tiếp ứng xử với cha mẹ chồng, với anh chị em, với hàng xóm mà chị vợ nhảy dựng lên, bùm lum bùm loa, tự ái thành ra cãi nhau chưa. Nếu có rồi thì cách dạy như thế chưa khéo nhé, cách góp ý như thế chỉ làm các cô vợ mới về bị đụng chạm đến lòng tự ái, cảm thấy đang bị chồng lên án, không được chồng bảo vệ, chồng không đứng cùng thuyền cùng hội nên phải ứng tiêu cực lắm, kể cả có lấy nhau rồi thì cách góp ý thẳng nhưng không khéo này cũng làm chiến tranh mất mấy hôm, mất dần tình cảm lãng mạn.
Khéo nhất là muốn góp ý, muốn chê bai chuyện gì thì đầu tiên phải khen trước đã, điều này thì chắc nhiều người biết rồi. Các anh chồng góp ý thẳng không giữ trong bụng là tốt nhưng hãy biết vòng qua các câu chuyện vui, chuyện thoải mái trước đã nhé. Đến lúc đi vào vấn đề trọng tâm thì các anh vòng tay ôm vợ nhé, kiểu như rất là tình cảm nhé, sau đó nói những gì muốn góp ý với vợ nhé. Tuy nhiên, đừng nói theo kiểu áp đặt, khi nói xong thì quan trọng nhất phải hỏi câu:
“VỢ THẤY THẾ CÓ ĐÚNG KHÔNG, HAY SAI?”
Nghe câu này chị vợ vừa thấy được tôn trọng, vừa được thời gian tự suy nghĩ, tự ngẫm, đảm bảo không bao giờ có phản ứng mạnh bao giờ, có gì chưa ổn là chị vợ hỏi chồng luôn thế nên một lúc giải quyết được bao nhiêu là việc, tư tưởng thoải mái, tình cảm lại được xây dựng nhé.
Trong lúc dạy con thì cũng thế thôi, muốn đứa trẻ nghe lời mà không cãi lời thì hãy để nó thấy mình được tôn trọng, để nó tự suy nghĩ về hành động của mình. Bạn đã bao giờ hỏi con: “CON THẤY MÌNH LÀM ĐÚNG HAY SAI CHƯA?” Hãy để trẻ hiểu hơn về hành động của mình.
Có một người chị đã chia sẻ với tôi về cách chị áp dụng “ĐẶT CÂU HỎI” để góp ý với con rất hiệu quả: Con trai chị thích xem tivi và cu cậu xem nhiều, chị muốn con đi học bài nhưng chị đã không bảo con như ra lệnh con tắt tivi đi mà chị hỏi: Con trai à, con có thấy con xem tivi như vậy là hơi nhiều không?. Khi chị hỏi như vậy cu cậu đã nói vâng và tắt tivi, vào bàn học bài. Như trước đây, khi chị bảo cu cậu đi tắt tivi đi học bài thì cu cậu tỏ một thái độ không hài lòng, phụng phịu và mãi mới chịu vào bàn.

Sự nhẹ nhàng, khóe léo trong cách nói chuyện và đặt vấn đề thật sự rất quan trọng trong việc phát triển mối quan hệ và tình cảm. Đây là chia sẻ chủ quan của bản thân em, hy vọng hữu ích với mọi người, đặc biệt là các ông chồng. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét