ABOUT AUTHOR

Không chỉ ăn với cơm rất ngon mà bạn còn có thể làm món này như một món nhắm khi nhà có khách cũng tuyệt vời không kém. Món này dùng như một món nhậu cho chàng với một cốc bia lạnh nữa thì rất tuyệt.

Công  thức 1:
Nguyên liệu
Sườn rang muối cho bữa cơm thêm đậm đà, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, mon ngon Viet Nam, suon rang muoi
- 300 gam sườn
- 1 muỗng canh bột muối.
- Hạt nêm
- Ớt bột
- 1 lòng đỏ trứng gà
- Bột năng hoặc bột bắp
- Hành tím.
Thực hiện
Sườn rang muối cho bữa cơm thêm đậm đà, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, mon ngon Viet Nam, suon rang muoi
Sườn ướp với chút hạt nêm, ớt bột cho có màu đẹp 15-20 phút rồi cho vào nồi đun với ít nước (vừa ngập mặt sườn) đến khi sườn vừa chín thì vớt ra đĩa, để riêng.
- Đập 1 lòng đỏ trứng gà vào đĩa sườn, trộn đều.
- Lăn sườn hoặc xóc với bột năng để xung quanh miếng sườn được bao phủ đều bột năng.
Sườn rang muối cho bữa cơm thêm đậm đà, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, mon ngon Viet Nam, suon rang muoi
Hành tím xắt lát mỏng.
Sườn rang muối cho bữa cơm thêm đậm đà, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, mon ngon Viet Nam, suon rang muoi
Cho vào chảo chiên ngập dầu đến khi hành có màu vàng đều, đẹp thì vớt ra bát nhỏ, để riêng.
Sườn rang muối cho bữa cơm thêm đậm đà, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, mon ngon Viet Nam, suon rang muoi
Dùng dầu ăn vừa chiên hành để tiếp tục chiên sườn. Dùng dầu ăn đã chiên hành nên sườn sẽ đượm mùi thơm của hành, rất hấp dẫn.
Sườn rang muối cho bữa cơm thêm đậm đà, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, mon ngon Viet Nam, suon rang muoi
Khi sườn có màu vàng nâu nhẹ thì bạn vớt ra đĩa, để riêng. Bạn đừng chiên kỹ quá kẻo sườn sẽ bị khô, mất ngon.
Sườn rang muối cho bữa cơm thêm đậm đà, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, mon ngon Viet Nam, suon rang muoi
Chuẩn bị một chảo sạch, làm nóng già rồi đổ sườn vào.
Sườn rang muối cho bữa cơm thêm đậm đà, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, mon ngon Viet Nam, suon rang muoi
Thêm bột muối, xóc đều.
Sườn rang muối cho bữa cơm thêm đậm đà, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, mon ngon Viet Nam, suon rang muoi
Cuối cùng rắc hành khô bạn đã chiên vàng từ bước 3 vào chảo sườn, xóc đều lần cuối nữa là xong!
Sườn rang muối cho bữa cơm thêm đậm đà, Ẩm thực, Am thuc, mon ngon, mon ngon de lam, mon ngon Viet Nam, suon rang muoi
Dọn ra đĩa ăn nóng chấm với bột canh, ớt có vắt nước cốt chanh. Món này dùng như một món nhậu với một cốc bia lạnh nữa thì rất tuyệt đấy!



Công thức 2:
 
Nguyên liệu:
- 300 gam sườn
- 1 muỗng canh "bột muối". Nếu chưa biết cách làm "bột muối" bạn bấm vào đây để tham khảo nhé.
- Hạt nêm
- Ớt bột
- 1 lòng đỏ trứng gà
- Bột năng hoặc bột bắp
- Hành tím.
Bước 1:
Sườn ướp với chút hạt nêm, ớt bột cho có màu đẹp 15-20 phút rồi cho vào nồi đun với ít nước (vừa ngập mặt sườn) đến khi sườn vừa chín thì vớt ra đĩa, để riêng.
Bước 2:
- Đập 1 lòng đỏ trứng gà vào đĩa sườn, trộn đều.
- Lăn sườn hoặc xóc với bột năng để xung quanh miếng sườn được bao phủ đều bột năng.
Bước 3:
Hành tím xắt lát mỏng.
Cho vào chảo chiên ngập dầu đến khi hành có màu vàng đều, đẹp thì vớt ra bát nhỏ, để riêng.
Bước 4:
Dùng dầu ăn vừa chiên hành để tiếp tục chiên sườn. Dùng dầu ăn đã chiên hành nên sườn sẽ đượm mùi thơm của hành, rất hấp dẫn.
Khi sườn có màu vàng nâu nhẹ thì bạn vớt ra đĩa, để riêng. Bạn đừng chiên kỹ quá kẻo sườn sẽ bị khô, mất ngon.
Bước 5:
Chuẩn bị một chảo sạch, làm nóng già rồi đổ sườn vào.
Bước 6:
Thêm bột muối, xóc đều.
Bước 7:
Cuố cùng rắc hành khô bạn đã chiên vàng từ bước 3 vào chảo sườn, xóc đều lần cuối nữa là xong!
Dọn ra đĩa ăn nóng chấm với bột canh, ớt có vắt nước cốt chanh. Món này dùng như một món nhậu cuối tuần cho chàng với một cốc bia lạnh nữa thì rất tuyệt đấy!
Chúc các bạn thành công nhé!
Công thức 3:
 
Nguyên liệu

500g sườn non, 1 quả trứng gà, 200g lá lốt, 20g sả cây, 10g củ gừng, 10g củ riêng, 10g hành tím, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1/2 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa súp bột năng, 1/2 thìa súp tiêu xay, 1 thìa cà phê đường, 2 thìa cà phê muối hạt, dầu để chiên, muối tiêu chanh ăn kèm.

Thực hiện

Sườn non rửa sạch, xắt miếng vừa ăn, chần sơ, cho vào bát trộn đều với trứng gà, bột năng, ướt hạt nêm, bột ngọt, tiêu xay, đường, để thấm gia vị khoảng 15 phút.

Lá lốt, gừng, riềng thái chỉ. Sả cây, hành tím bào mỏng.
Món sườn non rang muối ngon tuyệt
Làm nóng dầu ăn, cho sườn non vào chiên vàng, vớt ra để ráo dầu. Dùng lại chảo, cho lá lốt, sả, gừng, riềng, hành tím vào chiên giòn.

Làm nóng một chảo khác, cho muối vào rang khoảng 2 phút, cho sườn và hỗn hợp rau củ chiên giòn vào xóc đều tay trên lửa lớn khoảng 1 phút là được.

Cho sườn ra đĩa, chấm muối tiêu chanh.
Mách nhỏ
 
Chiên sườn không chiên quá lâu, sườn sẽ bị teo lại và mất độ giòn. Khi xóc muối, phải xóc nhanh tay, đều để các nguyên liệu ngấm đều muối.
Source: phununet.com

Món Nhậu Cho Chàng-Sườn Lợn Rang Muối

Tạo ra những thói quen tiết kiệm
Các thói quen sử dụng tiền bạc tốt mà bạn tạo ra sẽ có lợi cho bạn trong tương lai. Chẳng hạn, mang cơm trưa từ nhà đến cơ quan. Hạn chế đi ăn ngoài với bạn bè, hoặc tự mình ăn ngoài, ở mức tuần một lần. Những bước cơ bản này sẽ giúp bạn tích lũy được tiền qua thời gian.
Điều quan trọng trong việc tiết kiệm là tìm ra những cách thức rẻ nhất để làm một điều gì đó. Nó sẽ chi phối trong mọi thứ, từ ăn tại nhà đến tìm kiếm nơi mua món đồ tốt nhất. Nên nhớ, tìm ra cách tiết kiệm trong một khoản ngân sách eo hẹp còn dễ hơn so với việc kiếm ra nhiều tiền hơn. Dần dần, bạn sẽ đạt được mục đích của mình.
Tự lập quỹ cá nhân
Một khi vướng vào nợ nần hoặc khó khăn, bạn cần đảm bảo mình sẽ không tiêu quá số tiền kiếm được. Hãy chỉ dùng 50% khoản lương dành cho các hóa đơn cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước hoặc internet., khoảng 30% còn lại dành cho các khoản khác như tiền ăn uống, đi chơi hay giải trí cá nhân. 20% cuối cùng dùng để trả các khoản nợ hoặc tiết kiệm.
Con số chính xác có thể thay đổi theo hàng tháng, phụ thuộc vào cách chia từng phần chi tiêu của mỗi người. Điều quan trọng đó là bạn cần phải viết rõ mục tiêu tiết kiệm để bản thân hướng tới và tuân thủ.
Cách quản lý tài chính cá nhân cho người mới đi làm - Ảnh 1

Một cách khác để bạn có thể tăng được tích lũy hàng tháng là thách đố bản thân ngừng dùng tiền vào một số hạng mục nào đó.

Thách thức bản thân ngừng chi tiêu
Một cách khác để bạn có thể tăng được tích lũy hàng tháng là thách đố bản thân ngừng dùng tiền vào một số hạng mục nào đó. Chẳng hạn, ngừng tiêu tiền một tháng cho việc ăn ngoài hay chi phí xăng xe đến nơi làm việc. Điểm tốt của loại thách đố này là nó tương đối ngắn, khoảng một tháng. Qua đó, bạn có thể nhận ra những khoản mục bạn có thể sống mà không cần chi tiền cho nó, hoặc khoản mục nào có thể dễ dàng cắt bỏ để tăng tiết kiệm. Những thách thức như vậy có thể giúp bạn cắt giảm chi tiêu ở mức cực hạn nếu cần tích lũy tiền mặt một cách nhanh chóng.
Giải quyết khoản nợ
Sau khi xác định được số tiền để chi trả nợ hàng tháng, hãy lập kế hoạch chi tiết cho từng khoản nợ. Nếu số tiền lương chính thức không đủ để giúp bạn hoàn thiện mục tiêu, hãy học theo lời khuyên của David Weliver – tổng biên tập trang blog Money Under 30.
Anh từng làm thêm tại Starbucks và theo nghề viết tự do vào những năm 20 tuổi để kiếm tiền bên cạnh số tiền lương chính. Nhờ vậy, điều đó cho phép anh trả khoản nợ hơn 80.000 USD bao gồm nợ tín dụng, tiền học và nợ mua ô tô. Anh còn tiết kiệm bằng cách sống cùng 3 người khác để giảm thiểu tiền nhà, cứ như vậy anh đã có thể trả toàn bộ số nợ sau 3 năm.
Bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ
Có thể bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi quyết định để dành tiền là “việc sau này”, nhưng nếu không bắt đầu từ giờ, bạn sẽ phải làm việc gấp đôi để có thể đạt được số tiền mong muốn trong tương lai. Ví dụ, một người 25 tuổi kiếm được 80 triệu đồng/năm và tiết kiệm hơn 6% số tiền đó mỗi năm cho tới khi 65 tuổi, vậy thì khả năng 75% anh ta có thể sở hữu đủ tiền khi về hưu.
Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu gửi sổ tiết kiệm hoặc đầu tư để xoay vòng tiền, từ đó giúp thu về lợi nhuận dù lớn hay nhỏ dành cho tương lai.
Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/

Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Cho Người Mới Đi Làm

Mỗi lần đi dạy, câu hỏi mà các bạn sinh viên thường hỏi là “Đâu là đáp án tốt nhất cho câu hỏi Tại sao em lại chọn công ty tôi để làm việc?” . Khi đi làm, rất nhiều người bạn hỏi tôi rằng “Liệu mình có nên nhảy việc sang công ty khác hay không? Yếu tố nào là yếu tố quan trọng khi lựa chọn ở lại hay ra đi với một công ty?” Tôi cũng đã từng băn khoăn với những câu hỏi như vậy, với kinh nghiệm của mình, tôi đã tự tìm ra một câu trả lời tạm chấp nhận để có thể chia sẻ với các bạn ngày hôm nay. Để quyết định ở lại hay ra đi với một công ty, tôi cân nhắc vào 5 yếu tố sau: Môi trường làm việc, chế độ lương thưởng, cơ hội thăng tiến, sự phát triển của ngành trong tương lai và sự cân bằng cuộc sống
Có 4 yếu tố cần xem xét trong môi trường làm việc đó là:
Sếp của mình là người như thế nào? Như Jack Ma đã nói, tuổi từ 25-35 không phải là làm việc cho công ty nào mà làm việc cho người sếp nào. 5 năm đi làm, tôi nhận thấy người sếp là người vô cùng quan trọng, sếp có thể là người định hướng hoặc gây khó khăn đối với mình trong công việc. Cá nhân tôi đánh giá người sếp phải là người có TẦM NHÌN và TƯ DUY PHƯƠNG PHÁP LUẬN tốt. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong môi trường làm việc.
Quy trình làm việc: Đây cũng là một yếu tố cần cân nhắc, nếu quy trình làm việc rõ ràng, bạn sẽ không cảm thấy ức chế vì những sự chậm trễ không phải do lỗi của mình. Nếu quy trình làm việc không rõ ràng, đôi khi bạn phải vật lộn với công việc nhưng mãi cũng không trôi.
Sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin: Đây là yếu tố giúp bạn gia tăng năng suất làm việc. Hiện tại, máy móc thay thế sức người rât nhiều, nếu hệ thống công nghệ thông tin tốt, hỗ trợ bạn trong công việc thì năng suất làm việc của bạn có thể tăng lên nhiều lần đấy
Văn hóa doanh nghiệp: Đây là những giá trị tinh thần mà tổ chức đem lại cho mỗi người lao động. Một tiền bối đã nói văn hóa doanh nghiệp là những quy tắc bất thành văn trong doanh nghiệp đó chứ không phải những câu khẩu hiệu được in to, treo cao ở mỗi công ty. Đôi khi việc quyết định ở lại một công ty nào đấy cũng chỉ do ở đây nó “vui, vậy thôi”.
- Đầu tiên, xin đừng nhìn vào lương tháng và những thông tin thưởng tết,… từ các công ty khác nhau và đặc biệt đừng bao giờ nhìn vào mức lương bình quân của các nhân viên trong công ty. Mỗi dịp tết, bạn nghe ngân hàng này thưởng 3 tháng lương, ngân hàng kia thưởng 5 tháng lương,…  => Tất cả những điều này hoàn toàn vô nghĩa
- Hãy tập trung để ý đến TỔNG THU NHẬP 1 NĂM của bạn là bao nhiêu gồm có:
  • Tổng thu nhập 1 năm của bạn bằng tiền (tổng tiền lương, thưởng)
  • Giá trị gia tăng từ các đợt mua cổ phiếu ưu đãi, các chương trình ưu đãi dành riêng cho cán bộ nhân viên (nếu có)
  • Các khoản phúc lợi khác được quy ngang giá ra tiền như các chuyến đi chơi, nghỉ mát, phúc lợi y tế, sức khỏe,…1711-nhan-ma
Hãy cộng tất cả những thứ kia lại và chia cho 12 tháng đi làm của bạn, bạn sẽ tính ra mức tổng thu nhập bình quân của mình là như thế nào. Khi so sánh với một công việc khác, hay so sánh đồng tiêu chí này nhé.
- Có 3 cách định hướng nghề nghiệp và tương ứng với đó là 3 con đường thăng tiến
  • Thăng tiến theo chiều cao: Thường phù hợp với những người hướng ngoại. Lộ trình công danh có thể nhìn thấy là từ Nhân viên => Chuyên viên => Trưởng bộ phận (Tổ trưởng) => Phó phòng => Trưởng phòng,….
  • Thăng tiến theo chiều sâu: Thường phù hợp với những người hướng nội. Lộ trình công danh có thể nhìn thấy là từ Nhân viên => Chuyên viên => Chuyên viên cao cấp => Chuyên gia => Chuyên gia cao cấp,…
  • Thăng tiến theo chiều rộng: Là những người có khả năng làm đa ngành nghề. Ví dụ vừa đi làm ngân hàng nhưng vừa mở một công ty bên ngoài (cái này bây giờ rất phổ biến). Tuy nhiên, để thăng tiến theo chiều rộng tốt, theo tôi nhận thấy, hãy cố gắng thăng tiến theo chiều sâu hoặc chiều cao trước
Mỗi người sẽ chọn cho mình một cách thức thăng tiến riêng trong công việc. Tuy nhiên, cần xác định rõ đường mình phải đi. Tôi xin cung cấp thêm 1 thông tin nữa là theo thống kê, để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đấy, bạn phải bỏ ra khoảng 10.000 giờ làm việc chăm chỉ (tương đương khoảng 7 năm làm việc).
- Quan điểm của tôi cho thấy, ở Việt Nam, do cách ngành nghề còn ở mức độ rất sơ khai, vì vậy, hầu hết ngành nào cũng có cơ hội phát triển trong tương lai gần.
- Tôi có những người bạn, cuộc sống của họ gần như chỉ có công việc. Ngày thường làm việc đến 9-10h tối, cuối tuần cũng không được nghỉ, thậm chí là còn đi làm cả những ngày lễ tết. Cuộc sống như vậy thật sự không có sự cân bằng. Như chị Lê Diệp Kiều Trang – Giám đốc chiến lược của Misfit đã nói Cuộc sống này là một phương trình vô số nghiệm hãy Optimized thay vì Maximized nó. Vì vậy, hãy cân bằng giữa công việc, sức khỏe, gia đình.
Nếu bạn đã có sự đánh giá cho cả 5 yếu tố này rồi, tùy thuộc vào mục tiêu của mình trong từng giai đoạn mà trọng số của chúng sẽ khác nhau. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định của riêng mình. 
Chúc các bạn thành công.
(Kiều Việt Hùng)
Nguồn: http://www.futurebankers.vn

Câu Hỏi Lớn Của Cuộc Đời