ABOUT AUTHOR

- Nhiều người từ chỗ sống phụ thuộc gia đình chuyển sang giai đoạn mới đi làm và nhận được những đồng lương đầu tiên thường dễ mắc sai lầm là chi tiêu quá tay. Dưới đây là những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho người mới đi làm.
Tạo ra những thói quen tiết kiệm
Các thói quen sử dụng tiền bạc tốt mà bạn tạo ra sẽ có lợi cho bạn trong tương lai. Chẳng hạn, mang cơm trưa từ nhà đến cơ quan. Hạn chế đi ăn ngoài với bạn bè, hoặc tự mình ăn ngoài, ở mức tuần một lần. Những bước cơ bản này sẽ giúp bạn tích lũy được tiền qua thời gian.
Điều quan trọng trong việc tiết kiệm là tìm ra những cách thức rẻ nhất để làm một điều gì đó. Nó sẽ chi phối trong mọi thứ, từ ăn tại nhà đến tìm kiếm nơi mua món đồ tốt nhất. Nên nhớ, tìm ra cách tiết kiệm trong một khoản ngân sách eo hẹp còn dễ hơn so với việc kiếm ra nhiều tiền hơn. Dần dần, bạn sẽ đạt được mục đích của mình.
Tự lập quỹ cá nhân
Một khi vướng vào nợ nần hoặc khó khăn, bạn cần đảm bảo mình sẽ không tiêu quá số tiền kiếm được. Hãy chỉ dùng 50% khoản lương dành cho các hóa đơn cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước hoặc internet., khoảng 30% còn lại dành cho các khoản khác như tiền ăn uống, đi chơi hay giải trí cá nhân. 20% cuối cùng dùng để trả các khoản nợ hoặc tiết kiệm.
Con số chính xác có thể thay đổi theo hàng tháng, phụ thuộc vào cách chia từng phần chi tiêu của mỗi người. Điều quan trọng đó là bạn cần phải viết rõ mục tiêu tiết kiệm để bản thân hướng tới và tuân thủ.
Cách quản lý tài chính cá nhân cho người mới đi làm - Ảnh 1

Một cách khác để bạn có thể tăng được tích lũy hàng tháng là thách đố bản thân ngừng dùng tiền vào một số hạng mục nào đó.

Thách thức bản thân ngừng chi tiêu
Một cách khác để bạn có thể tăng được tích lũy hàng tháng là thách đố bản thân ngừng dùng tiền vào một số hạng mục nào đó. Chẳng hạn, ngừng tiêu tiền một tháng cho việc ăn ngoài hay chi phí xăng xe đến nơi làm việc. Điểm tốt của loại thách đố này là nó tương đối ngắn, khoảng một tháng. Qua đó, bạn có thể nhận ra những khoản mục bạn có thể sống mà không cần chi tiền cho nó, hoặc khoản mục nào có thể dễ dàng cắt bỏ để tăng tiết kiệm. Những thách thức như vậy có thể giúp bạn cắt giảm chi tiêu ở mức cực hạn nếu cần tích lũy tiền mặt một cách nhanh chóng.
Giải quyết khoản nợ
Sau khi xác định được số tiền để chi trả nợ hàng tháng, hãy lập kế hoạch chi tiết cho từng khoản nợ. Nếu số tiền lương chính thức không đủ để giúp bạn hoàn thiện mục tiêu, hãy học theo lời khuyên của David Weliver – tổng biên tập trang blog Money Under 30.
Anh từng làm thêm tại Starbucks và theo nghề viết tự do vào những năm 20 tuổi để kiếm tiền bên cạnh số tiền lương chính. Nhờ vậy, điều đó cho phép anh trả khoản nợ hơn 80.000 USD bao gồm nợ tín dụng, tiền học và nợ mua ô tô. Anh còn tiết kiệm bằng cách sống cùng 3 người khác để giảm thiểu tiền nhà, cứ như vậy anh đã có thể trả toàn bộ số nợ sau 3 năm.
Bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ
Có thể bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi quyết định để dành tiền là “việc sau này”, nhưng nếu không bắt đầu từ giờ, bạn sẽ phải làm việc gấp đôi để có thể đạt được số tiền mong muốn trong tương lai. Ví dụ, một người 25 tuổi kiếm được 80 triệu đồng/năm và tiết kiệm hơn 6% số tiền đó mỗi năm cho tới khi 65 tuổi, vậy thì khả năng 75% anh ta có thể sở hữu đủ tiền khi về hưu.
Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu gửi sổ tiết kiệm hoặc đầu tư để xoay vòng tiền, từ đó giúp thu về lợi nhuận dù lớn hay nhỏ dành cho tương lai.
Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/

Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Cho Người Mới Đi Làm

- Nhiều người từ chỗ sống phụ thuộc gia đình chuyển sang giai đoạn mới đi làm và nhận được những đồng lương đầu tiên thường dễ mắc sai lầm là chi tiêu quá tay. Dưới đây là những cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho người mới đi làm.
Tạo ra những thói quen tiết kiệm
Các thói quen sử dụng tiền bạc tốt mà bạn tạo ra sẽ có lợi cho bạn trong tương lai. Chẳng hạn, mang cơm trưa từ nhà đến cơ quan. Hạn chế đi ăn ngoài với bạn bè, hoặc tự mình ăn ngoài, ở mức tuần một lần. Những bước cơ bản này sẽ giúp bạn tích lũy được tiền qua thời gian.
Điều quan trọng trong việc tiết kiệm là tìm ra những cách thức rẻ nhất để làm một điều gì đó. Nó sẽ chi phối trong mọi thứ, từ ăn tại nhà đến tìm kiếm nơi mua món đồ tốt nhất. Nên nhớ, tìm ra cách tiết kiệm trong một khoản ngân sách eo hẹp còn dễ hơn so với việc kiếm ra nhiều tiền hơn. Dần dần, bạn sẽ đạt được mục đích của mình.
Tự lập quỹ cá nhân
Một khi vướng vào nợ nần hoặc khó khăn, bạn cần đảm bảo mình sẽ không tiêu quá số tiền kiếm được. Hãy chỉ dùng 50% khoản lương dành cho các hóa đơn cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước hoặc internet., khoảng 30% còn lại dành cho các khoản khác như tiền ăn uống, đi chơi hay giải trí cá nhân. 20% cuối cùng dùng để trả các khoản nợ hoặc tiết kiệm.
Con số chính xác có thể thay đổi theo hàng tháng, phụ thuộc vào cách chia từng phần chi tiêu của mỗi người. Điều quan trọng đó là bạn cần phải viết rõ mục tiêu tiết kiệm để bản thân hướng tới và tuân thủ.
Cách quản lý tài chính cá nhân cho người mới đi làm - Ảnh 1

Một cách khác để bạn có thể tăng được tích lũy hàng tháng là thách đố bản thân ngừng dùng tiền vào một số hạng mục nào đó.

Thách thức bản thân ngừng chi tiêu
Một cách khác để bạn có thể tăng được tích lũy hàng tháng là thách đố bản thân ngừng dùng tiền vào một số hạng mục nào đó. Chẳng hạn, ngừng tiêu tiền một tháng cho việc ăn ngoài hay chi phí xăng xe đến nơi làm việc. Điểm tốt của loại thách đố này là nó tương đối ngắn, khoảng một tháng. Qua đó, bạn có thể nhận ra những khoản mục bạn có thể sống mà không cần chi tiền cho nó, hoặc khoản mục nào có thể dễ dàng cắt bỏ để tăng tiết kiệm. Những thách thức như vậy có thể giúp bạn cắt giảm chi tiêu ở mức cực hạn nếu cần tích lũy tiền mặt một cách nhanh chóng.
Giải quyết khoản nợ
Sau khi xác định được số tiền để chi trả nợ hàng tháng, hãy lập kế hoạch chi tiết cho từng khoản nợ. Nếu số tiền lương chính thức không đủ để giúp bạn hoàn thiện mục tiêu, hãy học theo lời khuyên của David Weliver – tổng biên tập trang blog Money Under 30.
Anh từng làm thêm tại Starbucks và theo nghề viết tự do vào những năm 20 tuổi để kiếm tiền bên cạnh số tiền lương chính. Nhờ vậy, điều đó cho phép anh trả khoản nợ hơn 80.000 USD bao gồm nợ tín dụng, tiền học và nợ mua ô tô. Anh còn tiết kiệm bằng cách sống cùng 3 người khác để giảm thiểu tiền nhà, cứ như vậy anh đã có thể trả toàn bộ số nợ sau 3 năm.
Bắt đầu tiết kiệm ngay từ bây giờ
Có thể bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi quyết định để dành tiền là “việc sau này”, nhưng nếu không bắt đầu từ giờ, bạn sẽ phải làm việc gấp đôi để có thể đạt được số tiền mong muốn trong tương lai. Ví dụ, một người 25 tuổi kiếm được 80 triệu đồng/năm và tiết kiệm hơn 6% số tiền đó mỗi năm cho tới khi 65 tuổi, vậy thì khả năng 75% anh ta có thể sở hữu đủ tiền khi về hưu.
Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu gửi sổ tiết kiệm hoặc đầu tư để xoay vòng tiền, từ đó giúp thu về lợi nhuận dù lớn hay nhỏ dành cho tương lai.
Nguồn: http://www.doisongphapluat.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét