Mỗi lần đi dạy, câu hỏi mà các bạn sinh viên thường hỏi là “Đâu là đáp án tốt nhất cho câu hỏi Tại sao em lại chọn công ty tôi để làm việc?” . Khi đi làm, rất nhiều người bạn hỏi tôi rằng “Liệu mình có nên nhảy việc sang công ty khác hay không? Yếu tố nào là yếu tố quan trọng khi lựa chọn ở lại hay ra đi với một công ty?” Tôi cũng đã từng băn khoăn với những câu hỏi như vậy, với kinh nghiệm của mình, tôi đã tự tìm ra một câu trả lời tạm chấp nhận để có thể chia sẻ với các bạn ngày hôm nay. Để quyết định ở lại hay ra đi với một công ty, tôi cân nhắc vào 5 yếu tố sau: Môi trường làm việc, chế độ lương thưởng, cơ hội thăng tiến, sự phát triển của ngành trong tương lai và sự cân bằng cuộc sống
Có 4 yếu tố cần xem xét trong môi trường làm việc đó là:
- Sếp của mình là người như thế nào? Như Jack Ma đã nói, tuổi từ 25-35 không phải là làm việc cho công ty nào mà làm việc cho người sếp nào. 5 năm đi làm, tôi nhận thấy người sếp là người vô cùng quan trọng, sếp có thể là người định hướng hoặc gây khó khăn đối với mình trong công việc. Cá nhân tôi đánh giá người sếp phải là người có TẦM NHÌN và TƯ DUY PHƯƠNG PHÁP LUẬN tốt. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong môi trường làm việc.
- Quy trình làm việc: Đây cũng là một yếu tố cần cân nhắc, nếu quy trình làm việc rõ ràng, bạn sẽ không cảm thấy ức chế vì những sự chậm trễ không phải do lỗi của mình. Nếu quy trình làm việc không rõ ràng, đôi khi bạn phải vật lộn với công việc nhưng mãi cũng không trôi.
- Sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ thông tin: Đây là yếu tố giúp bạn gia tăng năng suất làm việc. Hiện tại, máy móc thay thế sức người rât nhiều, nếu hệ thống công nghệ thông tin tốt, hỗ trợ bạn trong công việc thì năng suất làm việc của bạn có thể tăng lên nhiều lần đấy
- Văn hóa doanh nghiệp: Đây là những giá trị tinh thần mà tổ chức đem lại cho mỗi người lao động. Một tiền bối đã nói văn hóa doanh nghiệp là những quy tắc bất thành văn trong doanh nghiệp đó chứ không phải những câu khẩu hiệu được in to, treo cao ở mỗi công ty. Đôi khi việc quyết định ở lại một công ty nào đấy cũng chỉ do ở đây nó “vui, vậy thôi”.
- Đầu tiên, xin đừng nhìn vào lương tháng và những thông tin thưởng tết,… từ các công ty khác nhau và đặc biệt đừng bao giờ nhìn vào mức lương bình quân của các nhân viên trong công ty. Mỗi dịp tết, bạn nghe ngân hàng này thưởng 3 tháng lương, ngân hàng kia thưởng 5 tháng lương,… => Tất cả những điều này hoàn toàn vô nghĩa
- Hãy tập trung để ý đến TỔNG THU NHẬP 1 NĂM của bạn là bao nhiêu gồm có:
Hãy cộng tất cả những thứ kia lại và chia cho 12 tháng đi làm của bạn, bạn sẽ tính ra mức tổng thu nhập bình quân của mình là như thế nào. Khi so sánh với một công việc khác, hay so sánh đồng tiêu chí này nhé.
- Có 3 cách định hướng nghề nghiệp và tương ứng với đó là 3 con đường thăng tiến
Mỗi người sẽ chọn cho mình một cách thức thăng tiến riêng trong công việc. Tuy nhiên, cần xác định rõ đường mình phải đi. Tôi xin cung cấp thêm 1 thông tin nữa là theo thống kê, để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đấy, bạn phải bỏ ra khoảng 10.000 giờ làm việc chăm chỉ (tương đương khoảng 7 năm làm việc).
- Quan điểm của tôi cho thấy, ở Việt Nam, do cách ngành nghề còn ở mức độ rất sơ khai, vì vậy, hầu hết ngành nào cũng có cơ hội phát triển trong tương lai gần.
- Tôi có những người bạn, cuộc sống của họ gần như chỉ có công việc. Ngày thường làm việc đến 9-10h tối, cuối tuần cũng không được nghỉ, thậm chí là còn đi làm cả những ngày lễ tết. Cuộc sống như vậy thật sự không có sự cân bằng. Như chị Lê Diệp Kiều Trang – Giám đốc chiến lược của Misfit đã nói Cuộc sống này là một phương trình vô số nghiệm hãy Optimized thay vì Maximized nó. Vì vậy, hãy cân bằng giữa công việc, sức khỏe, gia đình.
Nếu bạn đã có sự đánh giá cho cả 5 yếu tố này rồi, tùy thuộc vào mục tiêu của mình trong từng giai đoạn mà trọng số của chúng sẽ khác nhau. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng đưa ra quyết định của riêng mình.
Chúc các bạn thành công.
(Kiều Việt Hùng)
Nguồn: http://www.futurebankers.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét